หน้าเว็บ

วันเสาร์ที่ 18 มกราคม พ.ศ. 2557

Chelsea và những đối thủ “không đội trời chung”

Chelsea được biết đến như đội bóng của những thành tích đáng nể và sở hữu một lượng Fan cực kỳ khủng. Thế nhưng có những đối thủ khiến Chelsea luôn phải dè chừng.

1. Pháo thủ Arsenal FC – kẻ thù không đội trời chung của Chelsea
Cùng chung một thành phố Arsenal, thế nhưng có 2 đội bóng không bao giờ cùng đứng chung chiến tuyến là Arsenal FC và Chelsea. Sự thù địch bắt đầu từ năm 1930 và các trận chiến giữa 2 đội bóng này luôn thu hút một lượng lớn khan giả. Ngay cả khán giả, những người không trực tiếp thi đấu cũng cảm nhận được không khí rực lửa đầy ma mãnh của 2 đội bóng này khi thi đấu. Người hâm mộ Chelsea trả lời rằng họ luôn xem Arsenal là đối thủ chính thực sự của họ khi trả lời phỏng vấn, còn Tottenham và Queens Park Rangers là đối thủ truyền thống.
Chelsea – Arsenal, cuộc chiến không hồi kết
Cuộc đụng độ đầu tiên là ngày 9/11/1907 khi thi đấu tại sân vận động Stamford Bridge, khi 2 CLB cùng thành phố Luân Đôn đối đầu với nhau trong Giải Bóng đá hấp dẫn nhất nước Anh thu hút số người xem kỷ lục là 65,000 người. Đặc biệt, một trận đấu giữa các CLB tại sân Stamford Bridge vào năm 1935 đã thu hút đến 82.905 khán giả. Năm 1950, trong trận tranh cúp FA Cup ở vòng bán kết, họ đã gặp nhau và cuối cùng Arsenal đều giành chiến thắng trọn vẹn. Giai đoạn những năm 1960, The Blues thống trị về thành tích với 14 trận thắng, 2 trận hòa và chỉ thua duy nhất 2 trận trong suốt 10 năm.
Bên cạnh đó, 2 đội còn gặp nhau ở các giải tranh cúp theo hình thức đấu loại trực tiếp như trận chung kết FA 2002, Arsenal đã chiến thắng 2-0, Cúp Liên đoàn Anh 2007, Chelsea thắng 2-1. Tại vòng tứ kết UEFA Champions League mùa giải 2003-04, họ hòa nhau ở lượt đi trên sân Stamford Bridge và lượt về trên sân Highbury, Chelsea thắng 2-1, cầm tấm vé bước thẳng vào bán kết.
Mùa giải 2011-12 chứng kiến trận thua lịch sử 3-5 của Chelsea trước Arsenal, trong đó có 1 cú hattrick của chân sút Robin van Persie thuộc Arsenal. Trận thắng lịch sử của Chelsea dẫn trước Arsenal diễn ra đúng vào ngày Arsène Wenger kỷ niệm 1000 trận dẫn dắt Arsenal vào năm 2014 với tỷ số không thể tự hào hơn 6-0. Không chỉ thi đấu, những vị chuyển nhượng giữa 2 CLB này cũng cực kỳ nảy lửa. Năm 2006, Ashley Cole chuyển tử Arsenal sang Chelsea làm dấy lên sự cạnh tranh giữa 2 đội khi chàng cầu thủ này để lộ thông tin đang đàm phán với Chelsea khi còn 1 tháng nữa mới rời sân Arsenal.

2. Tottenham Hotspur – kình địch thứ hai của Chelsea
Ngoài Arsenal là đối thủ « không thể nào quên” thì Tottenham được xem là kình địch thứ hai của Chelsea. Ngay từ năm 1967, 2 CLB đã xảy ra những cuộc chiến nảy lửa. Không chỉ thu hút người hâm mộ, sau những trận đấu, một vài cuộc đụng độ bạo lực giữa những cổ động viên quá khích cũng thường xuyên xảy ra. Theo một cuộc khảo sát năm 2004 của Planetfootball.com, Chelsea và Tottenham đều coi nhau là đối thủ thứ hai của họ, đứng đầu là câu lạc bộ Arsenal.
Tottenham – kẻ thù thứ 2 của Chelsea

Trận đụng độ đầu tiên là ngày 18/12/1909 cũng tại sân Stamford Bridge khi Chelsea thắng với tỷ số 2-1. Mặc dù vậy, mãi đến năm 1967, khi trận chung kết FA Cup diễn ra, cuộc tranh chấp nội bộ giữa 2 đội bóng từ thành Luân Đôn mới diễn ra và người ta mệnh danh đó là Cockney Cup. Khi ấy, Tottenham đã chiến thắng 2-1 trước Chelsea và bước lên ngôi vô địch. Thất bại này gây một cú sốc lớn đối với cổ động viên Chelsea khi họ thấy hai cựu chân sút của mình là Jimmy Greaves và Terry Venables lại vươn lên ngôi vô địch cùng đối thủ Tottenham.

Cuộc chiến tiếp tục cao trào ở mùa giải 19754 – 1975, khi đó cả 2 đang thi đấu hết mình để thoát khỏi danh sách đội bị xuống hạng không phanh từ Giải hạng nhất. Trước khi trận trực tiếp diễn ra, Chelsea đang xếp trên Tottenham với 1 điểm. Tuy nhiên sau đó Tottenham đã chiến thắng 2-0 giúp họ trụ lại hạng khi Chelsea thua vô vọng trong 2 trận đấu còn lại nên đành tụt hạng, thua Gà trống 1 điểm.
Tuy nhiên, từ năm 1990, Chelsea đã quay lại thống trị trong những lần chiến đấu với Tottenham một cách bất bại trong hơn 10 năm, đỉnh cao là thành tích kỷ lục 6-1 trên sân White Hart Lane của CLB Tottenham.
Vào ngày 01/03/ 2015, Chelsea đã giành chiến thắng 2-0 trước Totteham và giành Cúp Liên đoàn bóng đá Anh. Hai bàn thắng được thực hiện bởi Diego Costa và John Terry. Chỉ ngay sau khi trận đấu kết thúc, các fan của cả hai đội đã đụng độ nhau ngay trên tàu điện ngầm.

3. Barcelona - kẻ thù của The Blues trên đấu trường châu Âu

Trong nước, Chelsea đối đầu với Arsenal cùng Tottenham còn ở đấu trường châu Âu, Barcelona được xem là đối thủ đáng gờm của The Blues.
Chelsea đã đối đầu với Barcelona 12 lần với 4 lần thắng, 3 lần thua và 5 trận hòa. Mùa giải 1999-2000, hai đội gặp nhau lần thứ nhất ở cup Châu Âu ở vòng tứ kết UEFA Champions League. Khi ấy, Chelsea đã đánh bại được Barca với tỷ số 3-1 ở lượt trận đi. Tuy nhiên ở lượt trận về họ bị đè bẹp bởi Barca với tỷ số 1-5 trên sân Nou Camp và chính thức bị loại.
Năm 2005, taih vòng 1/6, Chelsea khi ấy được José Mourinho dẫn dắt và gặp Barcelona. Ở lượt trận đi, dù đã dẫn tỷ số trước nhưng Chelsea lại để thua Barcelona với tỷ số 1-2 với 2 bàn thua được ghi vỏn vẹn trong 10 phút. Tuy nhiên, ở lượt trận về trên sân cỏ Stamford Bridge, Chelsea đã vươn lên dân trước với tỷ số 3-0 chỉ sau 20 phút đấu. Tỷ số sau cùng của lượt trận về là 4-2 nghiêng về The Blues nâng tỷ số cả hai lượt trận lên 5-4 giúp Chelsea tiến thẳng vào vòng trong.

Chelsea và Barcelona – kẻ thù trên đấu trường châu Âu

Chỉ trong một năm sau đó, “duyên trời định” lại đưa Chelsea gặp Barca trong vòng 1/6 UEFA Champions League mùa giải 2005/06. Tại sân Stamford Bridge ở lượt trận đi, Chelsea vươn lên dẫn trước nhờ cú phản lưới nhà của cầu thủ Thiago Motta. Sự kiện này lại diễn ra đúng như kịch bản trận lượt đi ở mùa giải trước. John Terry - người hùng 1 năm về trước đóng vai kẻ phản lưới nhà và nhờ đó, Barca đã cân bằng được tỷ số 1-1. Ngay sau đó, Samuel Eto'o ghi bàn tiếp theo và ấn định tỷ số 2-1 nghiêng về phía Barca trên sân khách. Ở lượt trận về ngay sau đó, Frank Lampard ghi bàn giúp Chelsea hòa với tỷ số 1-1 ở phút 90 trên sân Nou Camp nhưng điều đó không đủ giúp Chelsea đi xa hơn vòng 1/16.
Vào mùa giải 2008/09, Chelsea dưới sự dẫn dắt của HLV Guus Hiddink lại một lần nữa gặp lại Barca trong vòng bán kết. Ở lượt trận đi trên sân khách, Chelsea đã hòa Barca trên sân Nou Camp. Ở lượt trận về trên sân nhà, Chelsea dường như bị trọng tài ép khi bị cướp mất 2 quả penalty. Ben cạnh đó, quyết định cho thẻ đỏ cho Didier Drogba cũng mang nhiều điều khó hiểu cho cả khán giả và đội bóng. Cuối cùng, Chelsea đã bảo vệ được tỷ số 1-0. Thế nhứng ở phút bù giờ Andres Iniesta từ phía Barca đã ghi bàn, tỷ số nâng lên 1-1. Theo luật bàn thắng trên sân khách, Chelsea đành phải ngậm ngùi dừng lại.
Đến năm 2012, tại bán kết Cup Châu Âu, hai đội lại gặp nhau lần nữa. Với lợi thế sân nhà ở lượt trận đi, Barca bị đánh bại bởi Chelsea với tỷ số 0-1. Đó là nhờ công trạng của tiền đạo Didier Drogba được ghi nhận ở những phút hiếm hoi còn lại của hiệp 1. Không chịu khuất phục, Barca đã tập trung cao độ và nhanh chóng dẫn trước với tỷ số 2-0 ở lượt trận về. Ngay sau đó, Chelsea đã gỡ lại với tỷ số 2-2, giúp Chelsea lọt vào chung kết và đối đầu với Bayern Munich.
Bóng đá là cuộc chiến không hồi kết. Có thể bạn mạnh, hôm nay bạn thắng nhưng ngày mai gặp lại, chưa chắc gì lịch sử vẫn tiếp diễn. Thế nên, trong lịch sử thi đấu của mình, Chelsea chắn rằng sẽ còn gặp thêm nhiều đối thủ, song Arsenal, Totttenham và cả Barcelona vẫn là 3 cái tên đáng để The Blues quan tâm nhất.